Truy cập nội dung luôn

Phòng chống lao- “điển hình trong khó khăn”

Trong bối cảnh khó khăn chung về kinh phí, hạn chế nhân lực, các cán bộ quản lý y tế tỉnh Vĩnh Long đã đề xuất các giải pháp giúp giữ vững, hoặc nâng cao hiệu quả triển khai hầu hết chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Chương trình mục tiêu chống lao là một "điển hình trong khó khăn" đó.


Việc bệnh nhân điều trị tuân thủ phác đồ là giải pháp hiệu quả nhất trong điều trị bệnh lao.

Dịch tễ lao trong cộng đồng còn cao

Trong 6 tháng qua, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức khám tầm soát 9.834 trường hợp so tổng số 16.190 chỉ tiêu trong chương trình lao, đạt 60,7%.

Tuy nhiên, thử đàm phát hiện chỉ đạt 43,5% so kế hoạch; thu dung điều trị chỉ xấp xỉ phân nửa chỉ tiêu cả năm. Đáng mừng, số bệnh nhân được điều trị khỏi (AFB dương tính) chiếm cao với 91,3% trong tổng số thu dung điều trị.

Theo Sở Y tế Vĩnh Long, 6 tháng qua có hơn 900 ca dương tính mới với bệnh lao trong hơn 5.400 ca có thử đàm.

Tổng số bệnh nhân lao đang được quản lý hiện nay hơn 1.850, số bệnh nhân điều trị khỏi là 777, đã có 28 bệnh nhân lao tử vong. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Quyền- Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Vĩnh Long, "những số liệu trên chứng tỏ dịch tễ lao trong cộng đồng vẫn chưa giảm".

Tỷ lệ bệnh nhân lao kháng thuốc toàn tỉnh hiện nay chiếm 4,5%, tức trên 70 bệnh nhân trong tổng số khoảng 1.500 bệnh nhân lao tỉnh đang quản lý. "Tỷ lệ như vậy là cao"- trung tâm khẳng định.

Tỷ lệ cao do bệnh nhân hoặc không có khả năng để đi khám tầm soát lao hoặc đã mắc lao kháng thuốc nhưng không có điều kiện điều trị.

Theo bác sĩ Chuyên khoa I về lao phổi Nguyễn Văn Tha: Lao kháng thuốc có các nguyên nhân: do nhiều bệnh lý "tích hợp" trong bệnh nhân (suy giảm miễn dịch, tiểu đường, ung thư, suy dinh dưỡng), do chấp hành không tốt phác đồ điều trị, điều kiện kinh tế... đã ảnh hưởng tỷ lệ điều trị khỏi.

Dù dịch tễ lao còn cao, nhưng việc áp dụng phác đồ điều trị mới kỳ vọng giúp bệnh nhân lao giảm trong cộng đồng. Từ 1/7/2014, tỉnh áp dụng việc điều trị bệnh lao bằng phác đồ mới: 6 tháng (so phác đồ 8 tháng trước đây).

"Phác đồ này rút ngắn thời gian điều trị, bệnh nhân sẽ uống thuốc chứ không chích thuốc. Đặc biệt phác đồ này có mô hình giám sát cộng đồng, tức gia đình bệnh nhân, các tổ chức chính trị đoàn thể sở tại, cộng tác viên chống lao cùng giám sát điều trị, quản lý bệnh nhân. Qua đó đem lại khả năng điều trị khỏi bệnh cao hơn"- bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Quyền nêu.

Phòng chống lao- “điển hình trong khó khăn”

Trong bối cảnh khó khăn chung về kinh phí, hạn chế nhân lực, các cán bộ quản lý y tế tỉnh Vĩnh Long đã đề xuất các giải pháp giúp giữ vững, hoặc nâng cao hiệu quả triển khai hầu hết chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Chương trình mục tiêu chống lao là một "điển hình trong khó khăn" đó.


Việc bệnh nhân điều trị tuân thủ phác đồ là giải pháp hiệu quả nhất trong điều trị bệnh lao.

Dịch tễ lao trong cộng đồng còn cao

Trong 6 tháng qua, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức khám tầm soát 9.834 trường hợp so tổng số 16.190 chỉ tiêu trong chương trình lao, đạt 60,7%.

Tuy nhiên, thử đàm phát hiện chỉ đạt 43,5% so kế hoạch; thu dung điều trị chỉ xấp xỉ phân nửa chỉ tiêu cả năm. Đáng mừng, số bệnh nhân được điều trị khỏi (AFB dương tính) chiếm cao với 91,3% trong tổng số thu dung điều trị.

Theo Sở Y tế Vĩnh Long, 6 tháng qua có hơn 900 ca dương tính mới với bệnh lao trong hơn 5.400 ca có thử đàm.

Tổng số bệnh nhân lao đang được quản lý hiện nay hơn 1.850, số bệnh nhân điều trị khỏi là 777, đã có 28 bệnh nhân lao tử vong. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Quyền- Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Vĩnh Long, "những số liệu trên chứng tỏ dịch tễ lao trong cộng đồng vẫn chưa giảm".

Tỷ lệ bệnh nhân lao kháng thuốc toàn tỉnh hiện nay chiếm 4,5%, tức trên 70 bệnh nhân trong tổng số khoảng 1.500 bệnh nhân lao tỉnh đang quản lý. "Tỷ lệ như vậy là cao"- trung tâm khẳng định.

Tỷ lệ cao do bệnh nhân hoặc không có khả năng để đi khám tầm soát lao hoặc đã mắc lao kháng thuốc nhưng không có điều kiện điều trị.

Theo bác sĩ Chuyên khoa I về lao phổi Nguyễn Văn Tha: Lao kháng thuốc có các nguyên nhân: do nhiều bệnh lý "tích hợp" trong bệnh nhân (suy giảm miễn dịch, tiểu đường, ung thư, suy dinh dưỡng), do chấp hành không tốt phác đồ điều trị, điều kiện kinh tế... đã ảnh hưởng tỷ lệ điều trị khỏi.

Dù dịch tễ lao còn cao, nhưng việc áp dụng phác đồ điều trị mới kỳ vọng giúp bệnh nhân lao giảm trong cộng đồng. Từ 1/7/2014, tỉnh áp dụng việc điều trị bệnh lao bằng phác đồ mới: 6 tháng (so phác đồ 8 tháng trước đây).

"Phác đồ này rút ngắn thời gian điều trị, bệnh nhân sẽ uống thuốc chứ không chích thuốc. Đặc biệt phác đồ này có mô hình giám sát cộng đồng, tức gia đình bệnh nhân, các tổ chức chính trị đoàn thể sở tại, cộng tác viên chống lao cùng giám sát điều trị, quản lý bệnh nhân. Qua đó đem lại khả năng điều trị khỏi bệnh cao hơn"- bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Quyền nêu.

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)